Những ngọn núi đẹp nhất của vùng Thất Sơn – An Giang là một gợi ý hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm một khung cảnh tự nhiên ấn tượng và chuyến leo núi với nhiều trải nghiệm thú vị. Có cơ hội về An Giang nhất định hãy chinh phục 1 trong số những ngọn núi của cùng Thất Sơn nhé!
Vùng Thất Sơn ở An Giang là địa đểm thu hút rất nhiều khách
du lịch thăm thú và khám phá. Book vé
máy bay, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh thiên nhiên
hoang sơ tuyệt mỹ. Bên cạnh đó, bạn còn được khám phá nhiều truyền thuyết ly kỳ,
tạo nên một vùng đất đầy bí ẩn. Đặc biệt,
chinh phục 7 ngọn núi đẹp nhất của vùng Thất Sơn – An Giang là một
trong những trải nghiệm khó bỏ lỡ khi du lịch mảnh đất miền Tây Nam Bộ này.
Thông tin về vùng Thất Sơn – An Giang
Nằm giữ khung cảnh mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long là
hình ảnh của những ngọn núi lớn nhỏ mọc lên theo hình cánh cung, tạo nên bán địa
Thất Sơn. Thất Sơn hay còn được gọi là Bảy Núi và theo cách gọi của tín đồ Bửu
Sơn Kỳ Hương thì là Bửu Sơn. Đây là một vùng đất núi xen lẫn đồng bằng thuộc
các huyện, thành phố ở An Giang là Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn.
Thất Sơn là một vùng núi đẹp và nổi tiếng ở An Giang
Vùng Thất Sơn được tạo thành do quá trình vận động hình
thành địa chất hình thành một dãy cánh cung dài gần 100km. Theo như khảo sát
thì toàn bộ vùng Thất Sơn có tới 37 ngọn núi, đồi lớn nhỏ với độ cao từ 50 –
710m. Trong đó có 7 ngọn núi đẹp nhất của vùng Thất Sơn – An Giang được
biết đến nhiều nhất là núi Cấm, núi Dài, núi Dài Năm Giếng, núi Két, núi Cô Tô,
núi Tượng và núi Nước.
Vùng núi Thất Sơn ngoài là nơi có cảnh sắc thiên nhiên hùng
vĩ thì còn là nơi có nguồn khoáng sản quý hiếm. Trong một số ngọn núi có đá
granit chuyên dùng để làm vật liệu xây dựng hoặc đá ốp lát chuyên dùng để trang
trí. Ngoài ra còn có các loại khoáng sản khác như than bùn, mỏ đất sét, đá
quý,…
Vùng núi Thất Sơn thu hút nhiều du khách
Không chỉ có khoáng sản, vùng núi này còn có khung cảnh của
rừng rậm nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý hiếm như căm xe, dầu, bời lời, nính,
quế,… và là môi trường sống của nhiều loài chim, thú rừng. Đặc biệt hơn, khi đến
với vùng Thất Sơn, du khách còn có cơ hội để tham gia các lễ hội nổi tiếng như
Pisat bo chia, lễ Chol Chnam Thmay, lễ hội đua bò,…
Vùng núi Thất Sơn nằm ở vùng đồng bằng rộng lớn có nhiều núi
rừng để trú ẩn, lại có thể sang Campuchia nếu bị lùng sục. Vì thế trong những
năm kháng chiến, Thất Sơn chình là nơi mà các sĩ phu của phong trào Cần Vương
như Đoàn Minh Huyên, Thủ Qua Huân, Phan Xích Long,… lựa chọn làm nơi ẩn náu. Hiện
nay, vùng 7 núi ở An Giang này đang là điểm đến du lịch nổi bật thu hút
nhiều khách tham quan.
Trong chuyến du lịch An Gian đừng bỏ lỡ những ngọn núi đẹp
vùng Thất Sơn
7 ngọn núi đẹp nhất của vùng Thất Sơn – An Giang
-
Núi Cấm – Thiên Cẩm Sơn
Núi Cấm là 1 trong 7 ngọn núi đẹp nhất của vùng Thất Sơn
– An Giang, còn được gọi là núi Ông Cấm, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh
Biên. Đây là ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn và còn nổi tiếng là “nóc nhà của
miền Tây”. Từ xa xưa núi Cấm đã ẩn chứa nhiều trầm tích, lịch sử và văn hóa với
những câu chuyện bí ẩn còn được lưu truyền tới nay.
Tương truyền rằng rừng núi của vùng Thiên Cẩm Sơn thủa xưa
còn hoang sơ, có nhiều thú rừng và sơn lam chướng khí. Tuy nhiên đây lại là điều
kiện thuận lợi để ẩn dật với nhiều hang động ghềnh thác, suối nước ngầm. Trong
lòng rừng lại ẩn chứa nhiều loại thảo mộc quý và nam dược, thích hợp làm nơi ẩn
mình trong thời chiến.
Bức tượng Phật Di Lặc là hình ảnh nổi bật trên đỉnh núi Cấm
Ngày nay núi Cấm là điểm du lịch 7 núi An Giang nổi
tiếng nhất với nhiều phong cảnh đẹp như suối Thanh Long, suối Tiên, hang Ông Thẻ,
hang Ông Hổ, động Thủy Liêm,… Du khách có thể khám phá ngọn núi từ khu du lịch
Lâm Viên, leo núi hoặc đi cáp treo lên đỉnh để chiêm ngưỡng cảnh sắc ấn tượng
nơi đây. Tại núi Cấm có nhiều thắng cảnh như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng
Phật Di Lặc,… để du khách khám phá.
-
Núi Cô Tô – Phụng Hoàng Sơn
Núi Cô Tô hay núi Tô là một ngọn núi trong Thất Sơn, có vị
trí nằm ở thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn. Theo những câu chuyện xưa, ngọn núi
này là nơi sinh sống của nhiều loài chim, lại có hình dạng giống chim Phụng nên
được gọi là Phụng Hoàng Sơn. Mặt khác, hình dáng của ngọn núi ở góc nhìn khác lại
trông giống cái tô úp ngược nên còn gọi là núi Cô Tô.
Núi Cô Tô là điểm dừng chân được giới trẻ yêu thích
Là một trong 7 ngọn núi đẹp nhất của vùng Thất Sơn – An
Giang, núi Cô Tô sẽ mang đến cho bạn chuyến khám phá thú vị. Vùng núi này
có rừng cây rậm rạp và đặc biệt là hệ thống hang động như những tổ ong lớn,
kiên cố và vững chắc. Điểm tham quan nổi bật ở đây là đồi Tức Dụp – nơi có những
lối đi quanh co, cheo leo. Cùng với đó là hồ Soài So với mặt hồ luôn xanh biếc,
phẳng lặng, Mũi Tàu, Mũi Hải, Vồ Hội lớn, Vồ Hội nhỏ,…
-
Núi Dài Năm Giếng – Ngũ Hồ Sơn
Nùi Dài Năm Giếng còn được gọi là núi Dài Nhỏ nằm trong thị
trấn Nhà Bàng và 1 phần phía Tây, Đông thuộc xã An Phú, xã Văn Giáo của huyện Tịnh
Biên. Sở dĩ có tên là núi Năm Giếng vì theo như tên 7 ngọn núi ở An Giang thì
ngọn núi này là nơi có 5 giếng nước tiên nằm lộ thiên ở trên đỉnh núi. Những giếng
nước này nằm tách rời nhau và đặc biệt không bao giờ cạn, khi múc nước lên thì
sau vài phút lại đầy như cũ.
Chinh phục núi Dài Năm Giếng để được nhìn ngắm khung cảnh
tuyệt đẹp
Ngọn núi này tuy có địa hình hiểm trở nhưng lại có khung cảnh
đẹp, hấp dẫn du khách ghé thăm. Hiện tại ngọn núi còn giữ được vẻ đẹp mộc mạc,
hoang sơ và bên cạnh cảnh sắc thơ mộng chính là nhiều vườn trái cây như thanh
long, ổi, xoài,… sai quả quanh năm. Cho dù ghé thăm núi Dài Năm Giếng thời điểm
nào, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên ấn tượng.
-
Núi Két – Anh Vũ Sơn
Tuy là ngọn núi có diện tích nhỏ nhất trong số 7 ngọn núi
đẹp nhất của vùng Thất Sơn – An Giang, nhưng núi Két lại là một điểm dừng
chân được yêu thích cho chuyến khám phá tự nhiên và đi lễ Phật. Núi Két thuộc
xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên và có một tảng đá lớn nhô ra ngoài, khi nhìn từ xa
tựa như mỏ của con két (chim anh vũ) nên mới có tên gọi như vậy.
Núi Két là một điểm tham quan tuyệt vời ở An Giang
Tại núi Két có các địa điểm tham quan nổi bật là điện Ngọc
Hoàng, Sân Tiên, điện Phật Thầy, Giếng Tiên, điện Chư Thần, điện Chư Vị Năm Non
Bảy Núi,… và tiêu biểu nhất là mỏ ông Két gắn liền với nhiều truyền thuyết dân
gian. Ngoài ra còn có 3 di tích ở gần chân núi được nhiều người viếng thăm và
chiêm bái là đình Thới Sơn, chùa Thới Sơn và chùa Phước Điển. Những địa điểm
này gắn liền với thời lưu dân và giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương.
-
Núi Dài – Ngọa Long Sơn
Núi Dài có nằm trên địa bàn cùa xã Châu Lăng, Lương Phi, Lê
Trì và 1 phần của thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn. Trong Thất Sơn Bảy Núi
tâm linh, núi Dài là ngọn núi dài nhất (khoảng 8.000m), có kiểu núi dốc với
độ dốc lớn là nhiều loại đá cứng và đá pha tạp chất khác. Ngoài tài nguyên
khoáng sản thì núi Dài còn có nhiều loại gỗ quý như căm xe, quế, gõ mật, nính,…
cùng chim và thú rừng khác.
Núi Dài là một điểm đến tự nhiên lý tưởng để khám phá
Chuyến tham quan núi Dài chính là trải nghiệm khám phá tự
nhiên còn hoang sơ và nhìn ngắm khung cảnh hùng vĩ của núi rừng tuyệt đẹp. Điểm
tham quan nổi bật nhất ở đây là căn cứ Ô Tà Sóc được xếp hạng là di tích lịch sử
quốc gia. Ồ Tà Sóc hay suối ông Sóc có vị trí nằm ở điểm cao nhất của núi Dài,
nổi tiếng là vùng sơn lâm hiểm trở nên được lựa chọn làm căn cứ trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ.
-
Núi Tượng – Liên Hoa Sơn
Núi Tượng tuy chỉ cao 145m nhưng lại là 1 trong 7 ngọn
núi đẹp nhất của vùng Thất Sơn – An Giang và cũng nổi tiếng là vùng đất
linh thiêng có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Ngọn núi nằm ở thị trấn Ba Chúc, huyện
Tri Tôn, khi nhìn từ xa có hình dạng giống như con voi nên được gọi là núi Tượng.
Từ xa nhìn lại, núi Tượng trông giống như con voi
Thầy Ngô Lợi đã dẫn một số học trò tới vùng núi Tượng khai
hoang, thành lập khoảng 14 thôn và xây dựng các chùa chiền vào khoảng những năm
1870. Khi thực dân Pháp xâm lược năm 1887 đã tìm kiếm thầy Ngô Lợi và phát nát
hết nhà cửa, chùa chiền nơi đây. Tới năm 1980 thì thầy cũng qua đời ngay tại
vùng núi này.
Khi tham quan núi Tượng, du khách sẽ phải vượt qua một quãng
đường quanh co và khá khó khăn. Càng lên cao, bạn sẽ tìm thấy cảnh sắc hoang
sơ, vắng vẻ. Tại đây còn có 2 lô cốt của quân ta trong những năm 1978, được gọi
là cốt 1 và cốt 2. Ở chân núi có Tú Dương Miếu – là điểm tham quan phổ biến của
khách du lịch.
Đường lên núi Tượng không quá khó khăn
-
Núi Nước – Thủy Đài Sơn
So với những ngọn núi khác trong 7 ngọn núi đẹp nhất của
vùng Thất Sơn – An Giang, núi nước chỉ cao khoảng 50m, nên thời gian để leo
lên đỉnh ngọn núi này cũng rất ngắn. Ngọn núi này không được đánh giá qua vẻ bề
ngoài mà là những câu chuyện huyền thoại và truyền thuyết linh thiêng ở đây.
Tên gọi của núi Nước được đặt như vậy là do nước dâng cao mùa lũ, tạo nên một
biển nước mênh mông xung quanh.
Núi Nước không quá cao nên ai cũng có thể tới
Khi tới núi Nước du khách sẽ tìm thấy không khí mát mẻ, bình
yên từ khu vực sân tiên – điểm cao và rộng nhất ở đây. Ở chân núi Nước, có ngôi
chùa Linh Bửu được xây dựng bởi Ngô Lợi – giáo chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Tuy nhỏ
và trông giống như một hòn non bộ lớn nhưng núi nước cũng có cây cổ thụ, hang động
nhỏ, thích hợp để tham quan, khám phá.
Ngày nay, Bảy Núi không còn là nơi hùm beo hung hăng như lời đồn mà là nơi có khung cảnh đẹp và điểm du lịch hấp dẫn. Du khách khi ghé qua 7 ngọn núi đẹp nhất của vùng Thất Sơn – An Giang vì thế cũng sẽ tìm thấy những trải nghiệm khó quên. Nếu đang tìm kiếm hành trình tới An Giang, hãy liên hệ đại lý chính thức của Pacific Airlines để biết thông tin cụ thể.
No comments:
Post a Comment