Kinh nghiệm leo núi Yên Tử mới nhất - Blog du lịch BEZY

TIN HOT

Tuesday, October 19, 2021

Kinh nghiệm leo núi Yên Tử mới nhất

Làm sao để có chuyến leo núi Yên Tử an toàn và cần chuẩn bị những gì? Kinh nghiệm leo núi Yên Tử mới nhất là những thông tin hữu ích giúp bạn có được hành trình chinh phục nơi được mệnh danh là đất tổ Phật giáo Việt Nam trọn vẹn nhất.

Yên Tử nổi tiếng là một địa điểm tham quan, ngắm cảnh hàng đầu Quảng Ninh và cũng là nơi lưu giữ và gắn liền với Phật giáo Việt Nam. Chinh phục đỉnh Yên Tử chính là trải nghiệm khó bỏ lỡ của du khách khi tới thăm miền đất này. Để có được hành trình trọn vẹn thì tìm hiểu những kinh nghiệm leo núi Yên Tử mới nhất thực sự cần thiết.

Đôi nét về núi Yên Tử

Núi Yên Tử có chiều cao hơn 1.000m, là một đỉnh núi nổi tiếng nằm bên trong dãy núi Nam Mẫu thuộc cánh cung Đông Triều. Vị trí của ngọn núi nằm trên ranh giới của 2 tỉnh là Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là một ngọn núi cao nằm ở đông bắc Việt Nam và có hệ động thực vật đa dạng, phong phú. Nơi đây còn được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam.

Núi Yên Tử là một điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất tại miền Bắc

Bên cạnh khung cảnh tự nhiên, Yên Tử còn là nơi lưu giữ các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự ra đời và hình thành, phát triển của phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì thế nơi đây còn được mệnh danh là ‘đất tổ Phật giáo Việt Nam’, là điểm hành hương của tín đồ Phật tử và cũng là địa điểm du lịch Quảng Ninh hút khách. Khi có dự định tới đây, du khách có thể tham khảo trước những kinh nghiệm leo núi Yên Tử mới nhất.

Để tới được đỉnh núi Yên Tử - nơi có chùa Đồng nổi tiếng, du khách cần vượt qua khoảng 6.000m đường đi bộ với thời gian đi là 3 - 5 giờ liên lục. Tuy tốn nhiều thời gian để leo núi nhưng trên suốt đường đi, du khách sẽ có cơ hội để ghé qua các di tích, thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản thế giới nữa đấy.

Đỉnh Yên Tử được công nhận là di sản thế giới

Những thông tin cần biết khi tới Yên Tử

-         Thời điểm leo núi Yên Tử

Núi Yên Tử là một điểm đến có khung cảnh đẹp quanh năm, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể leo ngọn núi này. Vào những tháng mùa mưa, đường đi lên núi rất dễ bị trơn trượt, lại tạo cảm giác ướt át khó chịu. Vì thế nên hạn chế leo núi Yên Tử vào thời gian từ khoảng tháng 11 tới tháng 1 năm sau, thay vào đó hãy lên lịch trình cho chuyến đi vào ngày hè.

Mùa hè là một thời điểm lý tưởng cho hành trình chinh phục núi Yên Tử, nhờ điều kiện thời tiết có nhiều nắng, ít mưa, rất phù hợp cho chuyến đi ngoài trời. Ngoài ra cũng có một mùa du lịch Yên Tử đông đúc khác chính là mùa lễ hội vào tháng đầu năm. Lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng 1 âm lịch, nhưng từ ngày mồng 1 đã có rất nhiều lượt khách tới thăm đỉnh núi này.

Vào mùa lễ hội có rất đông du khách tới Yên Tử

Theo kinh nghiệm leo núi Yên Tử, mùa lễ hội ở đây có lượng khách rất lớn, nếu leo núi thời điểm này thì nên thực hiện chuyến đi từ sớm. Nếu chỉ muốn leo núi vãn cảnh thì có thể tránh thời gian lễ hội được tổ chức, thay vào đó có thể đi vào tháng 3, tháng 4 để cảm nhận chút không khí mùa xuân còn sót lại. Hoặc đi vào khoảng tháng 9, tháng 10 để thả hồn vào cảnh sắc mùa thu yên bình.

-         Cách di chuyển tới núi Yên Tử

Đối với những vị khách ở xa, trước hết cần mua vé máy bay đi Hà Nội, Hải Phòng, Vân Đồn – Quảng Ninh. Hiện tại, 4 hãng hàng không là Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietjet Air và Vietnam Airlines đều khai thác hành trình tới những thành phố này, du khách có thể lựa chọn hãng bay phù hợp. Từ những thành phố này sẽ có các cách di chuyển riêng để tới núi Yên Tử, du khách có thể đi xe khách, xe tự lái hoặc xe máy.

Đi xe khách để tới Yên Tử dễ dàng

Từ Hà Nội, đi xe khách tới Yên Tử chỉ mất khoảng 2.5 – 3 giờ với giá vé từ 100 – 120k/người. Đi xe khách sẽ dừng ở đền Trình và bạn cần đón xe ôm để tới khu vực núi Yên Tử với phí khoảng 35k. Khi chạy xe, có thể chạy theo đường QL 1A đi Bắc Ninh, gần tới Bắc Ninh sẽ có đường QL 18 đi Phả Lại, Sao Đỏ rẽ vào và chạy thẳng là tới Yên Tử.

Từ Hải Phòng chỉ cần di chuyển theo lộ trình Hải Phòng – thị trấn Núi Đèo – đường số 10 – Yên Tử là sẽ tới nơi. Còn nếu đón xe khách thì có thể tới bến xe Hải Phòng hoặc bến xe Bãi Cháy và đi xe buýt tới Yên Tử. Kinh nghiệm leo núi Yên Tử mới nhất khuyên bạn nên chạy xe máy để có được trải nghiệm tuyệt nhất và cũng dễ dàng dừng lại để check in với những cảnh đẹp bên đường.

Đi xe máy là cách để tận hưởng hành trình một cách tốt nhất

Kinh nghiệm leo núi Yên Tử mới nhất

-         Đi bộ lên núi

Leo núi Yên Tử bằng được bộ, du khách sẽ phải vượt qua một đoạn đường khoảng 6km địa hình đồi núi. Tuy có chút vất vả nhưng trong suốt hành trình bạn sẽ được nhìn ngắm cảnh quang tuyệt đẹp và tham quan nhiều điểm dừng khác nhau. Ngoài ra leo núi cũng là cách để rèn luyện sức khỏe đấy nhé!

Hành trình sẽ bắt đầu từ bãi đậu xe, đi theo hướng lên núi khoảng 300m sẽ là khu vực suối Giải Oan. Đây là con suối linh thiêng, từng là nơi mà các cung tần, mỹ nữ đã trẫm mình để tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông khi ông tu hành ở Yên Tử. Tại đây có một Đàn Tràng để bạn có thể thắp hương cho những cung tần, mỹ nữ trước khi tiếp tục hành trình lên chùa Giải Oan.

Trên đường lên núi sẽ có những điểm dừng khác nhau để nghỉ ngơi

Khi lên chùa Giải Oan, bạn sẽ tiếp tục hành trình qua đường Tùng cổ - nơi có những cây tùng hơn 700 năm tuổi. Đi qua đoạn đường này sẽ lên tới Tháp Tổ - tòa tháp trung tâm của vườn tháp Huệ Quang, được biết đến là nơi giữ xá lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Theo kinh nghiệm leo núi Yên Tử mới nhất thì du khách tới đây có thể dừng lại, thắp hương tại ngôi tháp này.

Hành trình của bạn sẽ tiếp tục đi qua những địa điểm khác, đó là dốc Dây Diều, chùa Hoa Yên – ngôi chùa chính của Yên Tử. Trên đường đi sẽ có một ngã rẽ theo hướng tay phải, đây là nơi có chùa Một Mái, bạn có thể ghé qua. Tiếp tục trên con đường chính sẽ bắt gặp đường leo lên chùa Bảo Sái, tiếp đó là tượng đá An Kỳ Sinh và tới quảng trường Phật hoàng Trần Nhân Tông. Điểm dừng chân cuối cùng chính là chùa Đồng.

Có nhiều điểm tham quan đẹp trên đường tới đỉnh núi

-         Đi cáp treo lên Yên Tử

Thời gian cho chuyến leo núi từ 3 – 6 tiếng (tùy thuộc vào sức khỏe và lượng khách du lịch), nếu muốn lên núi nhanh hơn thì có thể đi cáp treo. Hệ thống cáp treo ở Yên Tử rất hiện đại, có chiều dài là 1.2km. Khi đi cáp treo bạn sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của đỉnh Yên Tử cũng như khu vực xung quanh. Sẽ có 2 tuyến cáp treo để bạn lựa chọn:

+ Tuyến cáp treo từ chùa Giải Oan đến chân Tháp tổ: Tuyến cáp treo xuất phát từ chân núi Yên Tử đi tới chùa Hoa Yên.

+ Tuyến cáp treo từ chùa Hoa Yên đến quảng trường Phật hoàng Trần Nhân Tông: Tuyến cáp treo từ chùa Hoa Yên đưa du khách tới bảo tượng Phật hoàng và từ đó tiếp tục chặng leo bộ tới chùa Đồng.

Đi cáp treo để tới núi Yên Tử nhanh chóng hơn

Giá vé cáp treo Yên Tử 2021 trọn gói khứ hồi 2 tuyến là 280k/người lớn, 200k/trẻ em, đi 1 tuyến sẽ có giá 180k/người lớn và 100k/trẻ em. Du khách có thể mua vé khứ hồi cho cả 2 tuyến hoặc kết hợp đi cáp treo và leo bộ để thưởng ngoạn cảnh quan nơi đây.

Các điểm tham quan chính ở Yên Tử

-         Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan hay chùa Hạ là một trong 3 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiên nhất của vùng núi này. Đây cũng chính là điểm dừng đầu tiên trong hành trình leo núi Yên Tử của bạn. Ngôi chùa có một vị thế đẹp tựa lưng vào vách núi và phía trước là dòng suối róc rách. Du khách có thể dừng chân ở đây để ngắm cảnh, nghỉ ngơi và thắp hương cầu khấn.

Lối vào chùa Giải Oan

-         Chùa Hoa Yên

Vốn là một am nhỏ được xây dựng từ thời Lý, sau đó được dựng thành chùa và gọi là Vân Yên. Hiện tại, chùa có tên là Hoa Yên, nằm ở độ cao 600m và nổi bật với những làn mây trẳng bồng bềnh. Tên gọi hiện tại của ngôi chùa được vua Thánh Tông đặt khi nhận thấy cảnh quan ở đây tuyệt đẹp, trăm hoa đua nở và mây phủ kín nên gọi là Hoa Yên.

Một góc nhỏ của chùa Hoa Yên

-         Chùa Đồng

Theo như kinh nghiệm leo núi Yên Tử mới nhất của nhiều người thì chùa Đồng là địa điểm không nên bỏ lỡ. Đây là ngôi chùa nằm ở đỉnh núi Yên Tử, được ghi nhận là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất cả nước. Du khách sẽ tìm thấy ngôi chùa ở một vị trí cheo leo trên độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển và sẽ phải ấn tượng trước khung cảnh mờ sương tựa chốn thần thiên tại ngôi chùa này.

Chùa Đồng nằm ở vị trí trên đỉnh của Yên Tử

-         Chùa Một Mái

Ngôi chùa này năm nép mình bên sườn núi với một nửa chùa ẩn sâu bên trong hang, nửa còn lại nằm ở bên ngoài. Chính vị trí đặc biệt đó mà người xưa còn gọi chùa Một Mái là chùa Bán Mái. Nơi đây có một khung cảnh tĩnh lạnh, thanh thoát, có khe nước suối chảy qua tạo nên một điểm dừng lý tưởng trong suốt hành trình.

Chùa Một Mái nằm nép mình bên sườn núi

Kinh nghiệm leo núi Yên Tử khi chuẩn bị vật dụng cho chuyến đi

-         Đối với chuyến leo núi Yên Tử bằng đường bộ thì mang những đôi giày leo núi hoặc có độ bám cao chắc chắn là điều quan trọng.

-         Kinh nghiệm leo núi Yên Tử mới nhất mách bạn hãy nhớ mang theo tiền lẻ để sử dụng khi mua lễ thắp hương cũng như ăn uống tại các điểm dừng ven đường lên núi.

-         Nếu chuyến đi vào mùa xuân thì nên mang áo ấm vừa đủ, chứ không cần quá nhiều. Đi vào mùa hè thì những chiếc áo khoác nắng sẽ là vật không thể thiếu.

-         Mang theo một chiếc ba lô nhỏ để có thể đựng nước uống, đồ ăn cũng như các đồ dùng khác như điện thoại, máy ảnh,…

Mang theo nón để tránh nắng khi leo núi Yên Tử nhé

Với những kinh nghiệm leo núi Yên Tử mới nhất kể trên, hành trình về với vùng đất Phật linh thiêng của du khách sẽ thêm phần dễ dàng. Hãy lên kế hoạch và chuẩn bị thất tốt để có được chuyến leo núi tới đỉnh Yên Tử trọn vẹn nhất nhé. Du khách ở xa có thể đặt vé máy bay đi Vân Đồn – Quảng Ninh để chinh phục đỉnh núi này cũng như các điểm du lịch hấp dẫn khác. Liên hệ đại lý bán vé Pacific Airlines để biết thêm về hành trình và giá vé.

1 comment:

HOME